GIẢI PHÁP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIẾNG THANG
GIẢI PHÁP TƯ VẤN TƯ VẤN XÂY DỰNG HỐ PIT
Hố pit là bộ phận dưới cùng của thang máy, phạm vi của nó được tính từ mặt sàn bằng tầng của điểm dừng cuối cùng đến đáy bê tông của giếng thang. Khu vực hố pit bao gồm bộ phận giảm chấn cao su hoặc lò xo, bộ hãm liên động chống vượt tốc độ định mức cho phép Governor.
Trong đó, bộ phận giảm chấn đối trọng và giảm chấn cabin là thiết bị được thiết kế để đảm bảo an toàn khi cabin và đối trọng vượt quá tốc độ và giới hạn cuối cùng của giếng thang. Đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động khi xuống tầng dưới cùng.
Ngoài ra, hố Pit còn chức năng để nhân viên kỹ thuật lắp đặt và dịch vụ bảo trì,bảo dưỡng đứng dưới có thể kiểm tra dễ dàng các bộ phận dưới đáy cabin.
GIẢI PHÁP TƯ VẤN XÂY DỰNG KHUNG DẦM GIẾNG THANG
Khung dầm giếng thang là phần nằm trên hố pit bao gồm hệ thống dầm chính, cột, dầm phụ, vách bê tông hoặc vách xây tường gạch. Thường những dự án lớn, cao tầng lõi thang máy là bộ phận chịu lực của ngôi nhà, chịu các lực tải trọng trong ngôi nhà và các tải trọng ngoài như gió, hoặc động đất…thì các kỹ sư thiết kế thường làm bằng vách kết cấu bê tông thông suốt.
Việc đổ bê tông sẽ khó và đòi hỏi thợ phải có tay nghề và kĩ thuật cao vừa đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà nhưng cũng phải chuẩn xác với kích thước thiết kế.
Còn thông thường đối với những công trình dân dụng việc xây dựng thang máy để tiết kiệm chi phí không cần thiết phải đổ bê tông mà chỉ cần dùng kết cấu khung dầm chịu lực và vách tường bao che.
GIẢI PHÁP TƯ VẤN XÂY DỰNG PHÒNG MÁY THANG MÁY
Phòng máy là không gian trên cùng chứa động cơ và tủ điện. Sau khi đã tư vấn xong giải pháp chiều cao OH, Cty EVV bắt đầu tư vấn cho Khách hàng chiều cao xây dựng tum thang và cách thức xây dựng nó.
Đầu tiên vị trí đặt máy phải đổ dầm bê tông chịu lực vì nó chịu lực trực tiếp từ động cơ và chịu tải trọng của hệ thống thang đặt máy. Dầm chịu lực tối thiểu là dầm 200×200 mm 2 lớp thép phi 16 và được đổ đúng cao độ chiều cao. Đối với thang có phòng máy phải đổ sàn phòng máy dày ít nhất 10cm, để lỗ chừa theo thiết kế, sàn phòng máy là sàn thao tác nên không có nhiều khả năng chịu lực mà lực chủ yếu cũng là vào dầm đặt máy.
Phần đặt tủ điện cũng là phần không thể thiếu, cần một vị trí đặt tủ điện vừa an toàn, thông thoáng, không ảnh hưởng đến không gian sử dụng, cách động cơ không quá 5m tránh đường dẫn tín hiệu.
Cuối cùng là phần mái tum thang, cũng là mái cuối cùng của ngôi nhà. Phần mái tum thang cần lưu ý vị trí đặt móc treo.
Đối với thang không phòng máy cần hai móc treo. Một móc treo để kéo động cơ và một móc treo giữa là để kéo các thiết bị khác.
Đối với thang có phòng máy cần 1 móc treo ở giữa để kéo các thiết bị khác.
TƯ VẤN XÂY DỰNG CỬA TẦNG THANG MÁY
Xây cửa thang máy thông thường là công tác xây dựng cuối cùng của hố thang. Vì khi xây dựng xong vách phần thô ta thả xây chì từ trên đỉnh thang xuống lấy tim và xây cửa để đảm bảo cửa các tầng được thẳng tim với nhau.